Mẹo giúp iPhone tự động bỏ qua xác thực CAPTCHA
Ngày 28.2, TAND tỉnh Cà Mau xác nhận, đã tổ chức phiên họp công khai chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án hành chính giữa ông H.A.T (42 tuổi, ngụ xã Tân Thành, TP.Cà Mau) và UBND TP.Cà Mau. Ông H.A.T là chủ "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau".Vụ việc xoay quanh quyết định hành chính buộc ông T. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp khoản tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Theo nội dung đơn khởi kiện, ông T. cho biết, tháng 8.2021, vợ chồng ông xây dựng nhà tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau. Công trình có diện tích xây dựng thực tế 580 m2, gồm nhà chính rộng 230 m2 và nhà phụ 350 m2, nằm trên phần đất thuộc quyền sở hữu của hai vợ chồng. Cụ thể, bà K.T đứng tên thửa đất có diện tích 1.650,1 m2, ông T. đứng tên thửa đất rộng 1.659 m2. Khi hoàn thiện công trình, vợ chồng ông T. đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp thuế xây dựng gần 27,4 triệu đồng.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407/QĐ-UBND, trong đó yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 2.141,7 m2 đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn. Cơ quan thuế sau đó xác định số tiền thuế phải nộp (gồm lệ phí trước bạ nhà, đất) hơn 42 triệu đồng và tiền sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Ông T. không đồng ý với quyết định trên, cho rằng diện tích ông sử dụng để xây dựng nhà ở chỉ là 580 m2, trong khi đó phần diện tích còn lại vẫn được sử dụng làm ao nuôi cá và trồng cây, không có công trình xây dựng kiên cố. Việc UBND TP.Cà Mau buộc ông phải chuyển đổi toàn bộ 2.141,7 m2 sang đất ở nông thôn và nộp số tiền như trên là bất hợp lý, vượt quá khả năng tài chính của gia đình ông.Bên cạnh đó, ông T. nhấn mạnh rằng, Quyết định số 407/QĐ-UBND của UBND TP.Cà Mau vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ ông. Bởi lẽ, bà K.T đứng tên 1 thửa đất, nhưng các quyết định liên quan đến phần đất này đều "tước" đi quyền tham gia của bà. Các quyết định, công văn và thông báo chỉ có tên ông T., không có tên bà K.T, là vi phạm đến quyền tài sản hợp pháp của bà K.T.Đại diện của ông T. khẳng định: "Theo nguyên tắc pháp luật, bất kỳ quyết định hành chính nào ảnh hưởng đến tài sản của một cá nhân thì phải có sự tham gia của người đó. Trong trường hợp này, toàn bộ quyết định liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ nhắc đến ông H.A.T mà không có tên bà K.T, mặc dù phần đất này thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng. Điều này là vi phạm nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân".Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND TP.Cà Mau cho biết, chờ tòa án phán quyết và vị này không phát biểu gì thêm.Như Thanh Niên thông tin, TAND tỉnh Cà Mau thụ lý vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, do ông H.A.T khởi kiện.Ông H.A.T yêu cầu TAND tỉnh Cà Mau giải quyết các nội dung: Hủy Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 17.9.2024 của UBND TP.Cà Mau; Công văn số 5453/UBND-TNMT ngày 22.11.2024 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Quyết định số 7309/QĐ-SĐBSHB ngày 15.11.2023 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Thông báo số LTB2482301 -TKOOO15-2024/TB-CCT và Thông báo số LTB2482301-TK00016- 2024/TB-CCT của Chi cục Thuế khu vực II. Buộc UBND TP.Cà Mau thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến việc cho vợ chồng ông H.A.T chuyển mục đích sử dụng từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn diện tích 580 m2 trên phần đất đã xây dựng nhà.Theo thông báo thụ lý vụ án, người bị kiện là Chủ tịch UBND TP.Cà Mau, Chi cục Thuế khu vực II.Trước đó, cuối năm 2022, cơ quan chức năng TP.Cà Mau phát hiện "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau" xây dựng trái phép trên đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Ngày 9.1.2023 UBND TP.Cà Mau có Quyết định số 82 xử phạt hành chính chủ tòa nhà là ông H.A.T.Theo quyết định xử phạt, ông T. có hành vi vi phạm chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và xử phạt 22,5 triệu đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.Đến ngày 15.11.2023, Chủ tịch TP.Cà Mau ban hành Quyết định 7309 sửa một phần Quyết định 82, không buộc khôi phục hiện trạng mà thay bằng biện pháp "thực hiện thủ tục về đất đai", tức chuyển mục đích sử dụng đất từ nuôi trồng thủy sản sang đất ở theo hiện trạng đã xây dựng công trình vừa bị xử phạt.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407 cho phép ông H.A.T chuyển đổi mục đích sử dụng đất diện tích 2.147,7 m2 tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau (sau khi đo đạc là 2.147,7m2 chứ không phải 2.261,58 m2 như quyết định xử phạt trước đó).Nhà đầu tư mở hàng năm mới tưng bừng, hơn 21.000 tỉ đồng giao dịch chứng khoán
Cô gái 17 tuổi - Kai Trump - đã đăng một vlog hôm 21.1, cung cấp cho người xem cái nhìn rõ hơn về ngày nhậm chức tại Điện Capitol của ông nội mình - Tổng thống Donald Trump.Kai Trump thu hút sự chú ý từ truyền thông và công chúng bởi nhan sắc xinh đẹp khi tích cực tham gia vào các sự kiện chính trị của gia đình.Trong video trên YouTube, Kai đang đợi trong một căn phòng trước lễ tuyên thệ nhậm chức hôm 20.1 tại Washington DC. Khi nhìn thấy bố, cô hỏi ông có muốn "nói điều gì đó" với máy quay không."Vâng, tôi muốn nói một điều. Tôi yêu cô bé 'xì trum' này rất nhiều và tôi rất tự hào bé", Donald Trump Jr. (47 tuổi) đáp. Donald Trump Jr. là con trai đầu lòng của Tổng thống Donald Trump, giải thích rằng anh yêu cầu Kai vào phút cuối phát biểu tại cuộc mít tinh mừng chiến thắng "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" và Kai "hoàn toàn đồng ý"."Vì vậy, tôi rất tự hào về con bé. Tôi yêu con bé rất nhiều. Con rất tuyệt vời, 'xì trum' bé nhỏ của bố", anh tiếp tục nói trong khi hôn lên đỉnh đầu cô bé. Kai cũng đồng tình với ý kiến này và nhắc nhở bố rằng họ sẽ "cùng nhau khiêu vũ" tại Liberty Ball vào tối 20.1.Kai đang học tại trường trung học Benjamin, chuẩn bị vào Đại học Miami và tự hào có gần 800.000 người theo dõi trên YouTube. Cô chia sẻ những hình ảnh hậu trường của buổi lễ, bao gồm các đoạn clip ghi lại cảnh cô chuẩn bị, chụp ảnh với ông nội và tận hưởng lễ hội trong suốt cuối tuần.Donald Trump Jr. có Kai với vợ cũ Vanessa Trump. Cặp đôi ly hôn vào năm 2018 còn có thêm con trai Donald III (15 tuổi), Tristan (13 tuổi), Spencer (12 tuổi) và con gái Chloe (10 tuổi).
Nghiện mua sắm thời trang, bạn có bao nhiêu biểu hiện?
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
"Trong ngày 4.4, tôi cũng cho 39 học sinh còn lại (lớp 4/4 có 40 học sinh – PV) viết tường trình và cũng hỏi từng học sinh. Thực tế, không phải 23 học sinh như trong đơn. Mà hình như là 4, 5 học sinh. Các bạn còn lại vô can", bà Hài cho hay.
Lật lại hồ sơ vụ đắm tàu Wilhelm Gustloff: Sự lãng quên kỳ lạ
Chủ biên, biên khảo, dịch thuật: Ngô Thì Nhậm tác phẩm (1980); Khảo luận "Văn chiêu hồn" (1991); Nguyễn Du toàn tập (1996); Nguyễn Trãi toàn tập (2002); Cao Bá Quát toàn tập (2003).